phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis hay FA) là một trong những phương pháp phân tích chứng  khoán cổ điển và lâu đời nhất cho đến ngày nay. Phân tích cơ bản thường gắn liền với triết lý đầu tư giá trịđầu tư dài hạn

Phân tích cơ bản nghiên cứu sâu về nội tại doanh nghiệp

phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản tập trung vào giá trị nội tại và năng lực tài chính doanh nghiệp hay các nhân tố cơ bản khác làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường.

  • Cụ thể, nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản xem xét các báo cáo tài chính chứa thông tin doanh thu, lợi nhuận hay nợ của doanh nghiệp
  • phân tích vĩ mô về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hay trạng thái nền kinh tế để đưa ra các quyết định đầu tư.

Từ những phân tích cơ bản trên, nhà đầu tư sẽ đánh giá được giá trị hiện tại của cổ phiếu và kỳ vọng giá trong tương lai của cổ phiếu đó.

Giá trị nội tại của một cổ phiếu sẽ được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Điển hình có thể kể đến như độ uy tín của công ty phát hành, lĩnh vực hoạt động, các chỉ số như chỉ số P/E, P/B, EPS hay các khoản doanh thu và nợ trong báo cáo tài chính,… Nhà đầu tư cần có sự phân tích và đánh giá kỹ càng để có thể xác định giá trị nội tại một cách chính xác. 

Là một nhà đầu tư chứng khoán thông minh, bạn cần trang bị cho mình kiến thức tài chính đầy đủ để có thể định giá cổ phiếu một cách đúng đắn nhất. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn xác định được điểm mua điểm bán cổ phiếu sao cho thu được mức lợi nhuận tối ưu. Giá mua vào bán ra chênh lệch càng lớn thì mức lợi nhuận mà bạn có thể nhận được sẽ càng hấp dẫn.

Khi hoàn tất đánh giá yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để dễ dàng đầu tư. Thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, chúng ta cần phải đánh giá liệu khó khăn này có tác động tiêu cực lâu dài đến sự phát triển của doanh nghiệp, có còn tiếp tục nắm giữ hay đã đến lúc hoàn tất thương vụ đầu tư này.

Khi doanh nghiệp tăng trưởng mạnh kèm theo nền kinh tế đang đi lên, nhà đầu tư có thể an tâm sở hữu cổ phiếu đồng thời lập nên những kế hoạch mua thêm hay chốt lời theo kế hoạch đầu tư của bản thân.

Nhà đầu tư thành công

Peter Lynch – nhà quản lý quỹ thành công bậc nhất mọi thời đại với lãi suất kép xấp xỉ 29% trong 13 năm liên tiếp từng có câu châm ngôn nổi tiếng: “Đằng sau mỗi cổ phiếu luôn là một doanh nghiệp đang kinh doanh.

Benjamin Graham – cha đẻ trường phái đầu tư giá trị

Benjamin Graham (1894 – 1976) là nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ. Ông vô cùng xuất sắc trong vai trò là nhà quản lý đầu tư và nhà giáo dục tài chính. Ông được biết đến nhiều nhất qua 2 tác phẩm kinh điển về đầu tư có giá trị quan trọng, đó là “Security Analysis” (Phân tích chứng khoán) và “The Intelligent Investor” (Nhà đầu tư thông minh).

Nhiều người học trò của ông cũng đạt được thành công trong giới kinh tế – tài chính. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Warren Buffett, William J. Ruane hay Irving Kahn.

Ngoài ra, nhà đầu tư nổi tiếng này còn là cha đẻ của khái niệm “đầu tư giá trị”. Khái niệm này cho rằng chúng ta nên đầu tư vào các cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị thực. Khi đó, khi cổ phiếu được công nhận toàn bộ giá trị, ta có thể tối ưu hóa lợi nhuận. “Đầu tư giá trị” đã thành công trở thành một triết lý trong giới đầu tư mọi thời đại, kim chỉ nam của nhiều người.

Warren Buffett

“Nhà tiên tri của Omaha”, Warren Buffett được coi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử.

Phong cách đầu tư kỷ luật, kiên nhẫn và giá trị của nhà đầu tư huyền thoại này luôn vượt trội so với thị trường trong nhiều thập kỷ.

Tuân theo các nguyên tắc do Benjamin Graham đề ra, ông đã tích lũy được khối tài sản trị giá hàng tỷ đô từ số vốn rất nhỏ ban đầu. Nguồn tài chính chủ yếu của ông đến từ cổ phiếu và công ty Berkshire Hathaway của ông. 

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất nhưng ít nhà đầu tư nhìn thấy đó là phân tích cơ bản cho ta biết thấu đáo về ngành nghề kinh doanh mà công ty đó đang hoạt động. Sau khi nghiên cứu siêng năng như vậy và phân tích, nhà đầu tư sẽ được biết được doanh thu chính của công ty và quá trình phân phối lợi nhuận của công ty. Thu nhập và lợi nhuận kỳ vọng có thể là trình điều khiến giá cổ phiếu biến động mạnh.

Yếu điểm của Phân tích Cơ bản

  • Có quá nhiều chỉ báo kinh tế vĩ mô và chỉ báo có thể khiến những nhà đầu tư mới lẫn lộn.
  • Phân tích cơ bản có thể cung cấp những hiểu biết tuyệt vời, nhưng nó có thể là cực kỳ tốn thời gian. Thời gian mô hình sản xuất thường định giá có mâu thuẫn với mức giá hiện tại.
  • Phần lớn các thông tin để phân tích đến từ công ty nên việc thông tin đó có đáng tin cậy hay không là một câu trả hỏi lớn đối với các nhà phân tích cơ bản. Mark Twain đã từng nói khi nói về các dữ liệu của các công ty cung cấp “có những lời nói dối, nói dối chết tiệt trong số liệu thống kê.”

You cannot copy content of this page
X
X